Google đã có thể “đọc” JavaScript và CSS

Gần đây, Blog chính thức của Google (Google Webmaster Central) đã phát đi một thông báo là họ – Google – đã thay đổi hệ thống lập chỉ mục (indexing system).

Nhưng chúng ta đã biết, hệ thống lập chỉ mục trước đây của Google giống như một trình duyệt văn bản (text-only browser) mà Lynx là một ví dụ. Bây giờ, với hệ thống lập chỉ mục mới, nó hoạt động giống như một trình duyệt tân tiến và có khả năng “đọc” nội dung của CSS, JavaScript và hình ảnh bên trong một trang web bất kỳ.

Bằng việc thay đổi hệ thống lập chỉ mục, Google cũng cảnh báo các Webmaster đừng nên dùng robots.txt để không cho phép con bọ (spider, robot) của họ “tham quan” bên trong của các tập tin JavaScript, CSS vì có thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lập chỉ mục và ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình xếp hạng. Tuy nhiên, họ không đề cập cụ thể về những ảnh hưởng đó.

Song song với việc thông báo cải tiến hệ thống lập chỉ mục, Google cũng đưa ra vài lời khuyên như sau:

– Không nên sử dụng những công nghệ quá mới vì có thể hệ thống lập chỉ mục mới không thể hỗ trợ tất cả những công nghệ được bạn sử dụng.
– Nên tối ưu thời gian tải trang vì không những giúp cho người duyệt web nhanh chóng có được nội dung họ quan tâm mà còn làm cho quá trình lập chỉ mục dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, Google cũng cập nhật chức năng Fetch and Render trong Google Webmaster Tools. Với chức năng này, các webmaster có thể xác định một số vấn đề liên quan đến việc lập chỉ mục như hạn chế bằng robots.txt không đúng cách, chuyển hướng trang (redirect) nhưng Google không thể theo sau (follow), …