Top 3 cuốn sách về marketing hay nhất được chuyên gia khuyên đọc

“Sách chuyên môn hay chỗ nào có lẽ chỉ khi va thực tế mới thấm, 3 cái tên sau quá quen. Nhưng càng làm càng thấy những gì mình biết còn rất hạn chế. Càng đọc càng thấy những nguyên lý cơ bản rất rất quan trọng. Hiểu đúng không đơn giản. Làm đúng vô cùng khó. Nhưng đối với tôi đến ngày hôm nay vẫn mới ở trang nào đấy, dòng nào đó.’’ – Chuyên gia Thương hiệu Nguyễn Đức Sơn.

>> Những cuốn sách hay về marketing nên đọc để thành công

>> Top 10 cuốn sách hay về marketing dành cho dân marketer

Cuốn sách marketing thứ nhất: Positioning, the battle for your mind – Al Ries & Jack Trout

Positioning, the battle for your mind – Al Ries & Jack

Kinh điển về branding. Được xem là the bible (kinh thánh) cho marketers khi ra mắt năm 1981. Đến nay về cơ bản nó vẫn chứng minh tính đúng đắn về nguyên lý positioning. Đặc biệt trong thế giới quá tải về thông tin thì một positioning đúng vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên thực tế ứng dụng positioning có thay đổi trong một số tình huống so với khái niệm gốc của nó.
Al Ries trong một email gần đây (ông trả lời tôi thắc mắc về thực tế áp dụng positioning) ông đã viết rằng: The word “positioning” is widely used, but not necessarily in the way we (Al Ries & Jack Trout) proposed. Ý ông là không nhất thiết mọi thương hiệu đều giữ định vị mình là a single category (đơn ngành).
Trong bài viết trên tạp chí Advertising age năm 2017 trước đó chính Al Ries cũng đề cập đến một trong năm thay đổi mang tính cách mạng (revolutionary changes) trong marketing là xu thế đa ngành của đa số các doanh nghiệp có quy mô (The era of the single-brand company is over. In the future, global companies will have multiple brands. Companies like Apple, Procter & Gamble, Coca-Cola, Unilever, Nestlé and many others).

Cuốn sách marketing thứ hai: How brands grow – Byron Sharp

Cuốn sách How brands grow của tác giả Byron Sharp

Cuốn sách gây tranh cãi của chuyên gia neuromarketing. Tôi mất 2 năm sau khi đọc và chiêm nghiệm thực tế các dự án tư vấn mình gặp để đối chiếu một số quan điểm của Byron đưa ra. Một cuốn sách bổ sung rất cần thiết cho cách tiếp cận toàn diện hơn về khái niệm “brand strategy” theo hướng đa cực thay vì tập trung đơn cực cho một mình Diferentiation (khác biệt). Tuy một vài kết luận hơi một chiều (ai không đủ trải nghiệm sẽ hoang mang) nhưng tổng thể đây là cuốn sách hay đáng đọc. Một số lý thuyết liên quan hành vi người tiêu dùng Sharp đưa ra có thể nói rất hữu ích. Sách chưa có tiếng Việt.

Cuốn sách marketing thứ ba: The confession of an advertising man – David Ogilvy

The confession of an advertising man – David Ogilvy

David Ogilvy đúc kết sau nhiều năm làm quảng cáo và làm sales & làm research cho cuốn sách để đời này. Triết lý làm nghề sâu sắc, các quan điểm cực hay về mối quan hệ giữa quảng cáo và sales, giữa agency và clients. Đặc biệt giọng văn tuy có chút ngạo ngễ của người có tài nhưng ẩn chứa một thái độ cầu thị đúng mực về nghề nghiệp.
Đây là cuốn sách tôi dùng làm trích dẫn tâm đắc nhiều nhất trong các bài viết branding, content và business của mình. Đơn giản là xuất sắc.

David Ogilvy đúc kết sau nhiều năm làm quảng cáo và làm sales & làm research cho cuốn sách để đời này. Triết lý làm nghề sâu sắc, các quan điểm cực hay về mối quan hệ giữa quảng cáo và sales, giữa agency và clients. Đặc biệt giọng văn tuy có chút ngạo ngễ của người có tài nhưng ẩn chứa một thái độ cầu thị đúng mực về nghề nghiệp.
Đây là cuốn sách tôi dùng làm trích dẫn tâm đắc nhiều nhất trong các bài viết branding, content và business của mình. Đơn giản là xuất sắc.

Mỗi cuốn trên các tác giả mất trên 10 năm trải nghiệm để viết. Họ đúc kết chắt lọc từ thực tế vô cùng phong phú sôi động. Sách chuyên môn brand/marketing nhiều. Nhưng theo tôi thay vì bạ đâu đọc đấy, nên chọn sách chất mà đọc, đọc đi đọc lại. Làm đến đâu chiêm nghiệm đến đấy.
Vì nhiều bạn hỏi sách marketing nên đọc gì nên tôi post lại 3 cuốn tôi yêu thích & có ảnh hưởng nhất đến quan điểm làm nghề của tôi.

Mr BrandSon
The Brand Strategist