Phản biện 6 bài học về marketing & bán hàng từ phim Mắt Biếc

PHẢN BIỆN 6 BÀI HỌC MARKETING TỪ PHIM MẮT BIẾC … Mà thấy ai cũng đăng ầm ầm đầy hứng khởi.

6 BÀI HỌC BÁN HÀNG TỪ BỘ PHIM “MẮT BIẾC”

1. Hà Lan nói với mẹ mình rằng “Không yêu bạn của mình được, vì bạn quá hiểu mình” => Đừng quá coi trọng việc thấu hiểu khách hàng, vì bạn sẽ không dám bán hàng vì lương tâm.

-> Tầm bậy, không phân biệt được việc thấu hiểu khách hàng và việc nên ưu tiên nói/không nói thông điệp insight nào là 2 câu chuyện khác nhau.

Làm gì có chuyện không thấu hiểu khách hàng.
Kiến thức thì phải có logic.
(1) là (1) và (2) là (2).

Chứ ko phải chỉ làm nghề được vài ví dụ sau đó kết luận không phải khi nào cũng ‘thấu hiểu khách hàng’. Hết sức tầm bậy.

2. Hồng là một cô gái đẹp (cute hơn Hà Lan nhiều), thế nhưng theo đuổi Ngạn mấy chục năm cũng không cưa đổ Ngạn. Cô không biết rằng Ngạn thích Hà Lan vì có Mắt Biếc, chứ không phải thích vì dễ thương “xinh thôi chưa đủ” => Không biết insight khách hàng là gì thì không thể khiến họ happy khi mua hàng.

-> Ngạn không thích Hồng vì Hà Lan là đúng. Nhưng Insight kết luận là vì mắt biếc là chưa đủ và đúng.

Ngạn nuôi nhớ kỉ niệm cũ, thứ tình cảm ngây thơ và trong sáng của một chàng trai yêu thương một cô gái thật lòng, nhưng không hiểu rõ nhu cầu ẩn chứa của phụ nữ, thật ra phụ nữ họ luôn tiến hóa, Ngạn thay vì tiến hóa theo, thì lại chọn chôn giấu và sống hoài với kí ức cũ.

Nếu chỉ vì mắt biếc thì chưa chắc Hà Lan mắt biếc hơn Hồng. Mà mắt biếc cũng chỉ là một trong những category thuộc về cái đẹp của người con gái. Nếu nói Ngạn không chọn Hồng vì xinh, vì dáng ngon; thì mắt biếc có tuổi gì?

Cái chính là Ngạn yêu, thương, nhớ những kỉ niệm sâu sắc với người con gái mà cậu từng rất thương. Và quan trọng là MQH này lại dở dang nữa, chả có tình nào đẹp = tình dang dở cả. Chỉ đáng tiếc Ngạn ko đủ bản lĩnh vượt qua thứ tình cảm ko phù hợp với mình mà thôi.

3. Dũng ăn Hà Lan xong nhưng không cưới, lại chọn một cô vợ khác, dù cô vợ rõ ràng không xinh bằng Hà Lan => Có những khách hàng chỉ thích trải nghiệm sản phẩm chứ không muốn trung thành với brand của bạn.

-> Trong phim rõ ràng Dũng muốn cưới Hà Lan nhưng thân phụ vì sĩ diện dòng họ nên không cho phép cưới. Đó là văn hóa truyền thống không cho phép quan hệ trước khi có gia đình. Chứ chẳng thể kết luận khách hàng chỉ muốn trải nghiệm chứ không muốn trung thành.

Khách hàng ko muốn trung thành thì do sản phẩm bạn tệ, hai là dịch vụ tệ, ba là không phải khách hàng mục tiêu của bạn. Ok?

4. Con gái Hà Lan là Trà Long luôn chủ động tình cảm với Ngạn nhưng Ngạn chỉ yêu mẹ của cô ta vì Mắt Biếc mà thôi, còn cô chỉ có má lúm đồng tiền => Khách hàng không bao giờ muốn mua hàng Fake, họ chỉ mua khi không có điều kiện kinh tế mà thôi.

-> Người miền Bắc thích hàng hiệu hoặc hàng chợ. Ok, đồng ý.

Người miền Nam phân khúc sang chưa chắc họ mua nhé. Họ chỉ mua thứ phù hợp với giá trị mang lại cho họ.
Và người VN nổi tiếng nhạy cảm với giá, cho dù có điều kiện kinh tế vẫn nhạy cảm về giá mặc dù hàng thật.

Nhìn một sự kiện đánh giá toàn bộ các vùng miền là sai lầm luôn bạn ei.

5. Thanh niên Ngạn bị mất người yêu vì đi xe đạp và chơi guitar thùng, trong khi Dũng có xe máy và guitar điện => Marketing phải liên tục thay đổi để thích nghi, xe và đàn chỉ là phương tiện, nhưng nó giúp hoạt động marketing nhanh và hiệu quả hơn.

-> Phụ nữ không ngốc để bị dụ bởi vài thứ vật chất vớ vẩn. Bạn lại coi thường phụ nữ hiện đại quá. Thấy Hà Lan mở tiệm may không, chỉ là, cho dù người phụ nữ họ có thành công, thứ hoàn thiện được họ chính là một mảnh ghép họ chưa tìm ra thôi.

Cái quan trọng là Ngạn nhu nhược và không có tương lai.
Một người phụ nữ có tầm nhìn không cần tiền của bạn. Họ thích cách bạn vươn lên và tạo ra tiền.

6. Tuy có 3 cơ hội nhưng Ngạn vẫn không ăn được ai. => Marketing đỉnh nhưng chốt sale ngu thì toang.

– > Lại tầm bậy. Marketing giỏi, nỗ lực của sales sẽ gần tiệm cận bằng 0.

Mà sales B2B mình thấy ko mang lại giải pháp tốt cho khách mình vẫn từ chối. Bán hàng là mang lại giải pháp phù hợp.

Ngạn từ chối Trà Long, Hồng là một hành động sales đỉnh mà ko phải ai làm sales cũng có thể hiểu được chữ này.

Đó là ‘Relevance’ – Sự tương thích. Khi chưa thể mang lại, refesh sản phẩm (Ngạn), đi bán làm gì cho mang tội.

Thế mà cứ share ầm ầm.
Xem thêm: 23 Lời Khuyên Marketing Cho Startup Qua Phim ”Mắt Biếc”

Nguồn FB Phùng Lê Nam Hải