2 cách chỉnh áp suất máy rửa xe cho hiệu quả cao mà bạn nên biết

Trong quá trình rửa xe, không phải lúc nào người dùng cũng sử dụng một áp suất cố định, mà phải có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm để đạt hiệu quả làm sạch cao. Vì vậy, 2 cách chỉnh áp suất máy rửa xe được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng máy một cách thông minh, tối ưu hóa hiệu suất công việc.

Trước khi tìm hiểu các cách chỉnh áp suất máy rửa xe thì bạn cần hiểu rõ vai trò của việc điều chỉnh áp suất trong quá trình rửa xe.

Điều chỉnh áp suất máy rửa xe có quan trọng không?

Điều chỉnh áp suất của máy rửa xe sẽ đem lại hiệu quả làm sạch tốt hơn.


Có thể nói, áp suất máy rửa xe là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng xịt rửa của máy. Mỗi loại máy rửa xe sẽ có những áp lực định mức khác nhau, do đó, người dùng cần điều chỉnh áp lực nước sao cho phù hợp, không vượt quá định mức cho phép để tránh gây hư hỏng cho máy. 

Bên cạnh đó, với mỗi công đoạn trong quá trình phun rửa xe, bạn cần điều chỉnh áp lực nước phù hợp. Cụ thể, khi rửa gầm xe và bánh xe, nơi có nhiều bùn đất hoặc hoen gỉ kim loại thì cần phun nước có áp suất lớn. Trường hợp sử dụng máy rửa xe để xịt bỏ xà phòng hoặc làm mềm vết bẩn trên xe thì bạn chỉ nên dùng nước có áp lực nhỏ để tránh làm xước sơn xe.

Nhìn chung, việc điều chỉnh áp suất cho máy rửa xe không những đảm bảo tuổi thọ cho máy mà còn giúp người dùng tiết kiệm lượng nước tối đa, đem lại hiệu quả làm sạch tối ưu.

Hai cách chỉnh áp suất máy rửa xe

Điều chỉnh áp suất trực tiếp trên thân máy

Núm chỉnh áp và đồng hồ đo áp được thiết kế ngay trên thân máy.


Đối với các loại máy bơm rửa xe cao áp thì núm chỉnh áp được thiết kế ngay trên thân máy, kèm theo đó là đồng hồ đo áp giúp người dùng điều chỉnh và theo dõi áp suất một cách dễ dàng.

Thông thường, máy mới mua đã được điều chỉnh ở một mức độ áp suất nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu và tránh gây ra các sự cố hư hỏng không đáng có, người dùng cần điều chỉnh núm chỉnh áp ở mỗi bước phun.

Núm vặn thường có hai chiều, một chiều tăng (+) và một chiều giảm (-); bạn chỉ cần điều chỉnh núm vặn này kết hợp với đồng hồ đo áp để chỉnh áp suất của nước sao cho phù hợp. Cụ thể là:

– Điều chỉnh áp lực phun rửa ở mức 60-80 bar khi rửa xe máy.

– Điều chỉnh áp lực ở mức 110 bar – 130 bar khi rửa xe ô tô.

– Trường hợp phun rửa trên bề mặt cứng, sàn bê tông hoặc vệ sinh nhà xưởng, khu công nghiệp thì bạn cần chỉnh áp lực trong khoảng 130-250 bar.

Điều chỉnh súng phun và đầu béc phun

Bộ béc phun đa năng, cho hiệu quả làm sạch tối ưu.


Đây là cách chỉnh áp lực nước gián tiếp mà không tác động trực tiếp lên máy. 

Bạn có thể tăng hoặc giảm áp lực rửa xe bằng cách điều chỉnh khoảng cách từ súng phun tới xe. Bên cạnh đó, khi kết hợp với bộ béc phun của máy rửa xe với 4 đầu béc khác nhau, cho ra 4 tia nước với mức áp lực riêng sẽ đem lại hiệu quả làm sạch cao hơn.

Trong đó:

Đầu béc phun 00 cho tia nước phun mạnh nhất và tạo thành một đường thẳng, do đó chỉ phù hợp với việc phun rửa gầm xe. 

Đầu béc phun 15o: cho ra tia nước hình quạt với áp lực nước tương đối mạnh, làm sạch mọi vết bẩn trên xe mà không bị xước sơn xe khi sử dụng béc 00. Tuy nhiên, không nên giữ súng phun ở một vị trí quá lâu để tránh làm hỏng yếm xe cũng như các chi tiết bằng vỏ nhựa.

Đầu béc 25o: dùng để làm ướt toàn thân xe, đồng thời áp lực sinh ra không quá mạnh, vừa đủ để rửa trôi một lớp bụi bẩn trên xe. Sau khi sử dụng béc 250, bạn dùng béc phun 15o để làm sạch toàn bộ xe.

Đầu béc 40o: là đầu béc phun có áp lực yếu nhất trong bộ béc phun của máy rửa xe. Béc phun này thường được sử dụng ở bước cuối cùng để rửa trôi bọt xà phòng và bụi bẩn bám trên xe.

Hai cách điều chỉnh áp suất cho máy rửa xe trên được áp dụng cho mọi sản phẩm của các thương hiệu khác nhau, từ máy rửa xe Lutian, Palada, Vjet của Đài Loan cho tới các dòng máy của châu Âu như: Karcher, Bosch, Lavor….

Hy vọng với 2 cách chỉnh áp suất máy rửa xe được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp người dùng biết cách điều chỉnh áp lực nước ở từng bước phun sao cho phù hợp, đồng thời hạn chế được tình trạng hư hỏng không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng.