Những điều cần biết về Google Dance

Google Dance là gì?

Trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( SEO ), Google Dance là một thuật ngữ tiếng lóng được dùng để mô tả khoảng thời gian mà Google sử dụng để xây dựng lại thứ tự trang web trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của mình, và trong thời gian này kết quả xếp hạng của các trang Web trên SERP của Google có thể dao động trong một vài ngày. “Google Dance” có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong năm.

google-dance

Tại sao website của bạn bị Google Dance

– Bạn thực hiện quy trình SEO không đúng tiêu chí của Google đưa ra
– Website của bạn mới lập hoặc từ khóa mới SEO, vị trí TOP chưa ổn định.
– Do việc cập nhật thứ hạng hàng triệu website mà thực hiện trong cùng 1 lúc, 1 thời điểm là không thể, nên hiện tượng Dance là hết sức bình thường.

Làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của Google Dance?

Nếu bạn tập trung phân tích các trang web không bị ảnh hưởng bởi Google Dance bạn sẽ thấy hầu hết các trang web đó đều được Onpage tốt và có nhiều liên kết chất lượng. Ngược lại các trang web bị Dance từ khóa thường sử dụng các kỹ thuật tối ưu Onpage quá đà hoặc xây dựng quá nhiều liên kết.

Theo tôi, trong khoảng thời gian Google Dance nếu bạn tập trung phát triển và tối ưu nội dung sẽ có lợi cho trang web của bạn. Hãy tối ưu nội dung một cách tổng thể, trà soát lại toàn bộ nội dung đã có trên trang cải thiện chất lượng của nội dung, bổ xung thêm các liên kết nội bộ hữu ích cũng như liên kết ngoài có lợi cho bài viết của bạn. Ngoài ra việc xây dựng và phát triển backlink chất lượng cao trong thời gian này cũng là một điều rất tốt.

Trong quá khứ, sau mỗi lần Google Dance sẽ tung ra bản cập nhật một thuật toán nào đó trên diện rộng. Nó có thể là Google Panda, Google Penguin hoặc Top Heavy… chính vì vậy các webmasater cần nhanh chóng kiểm tra nhật ký SEO và cải thiện chất lượng nội dung cũng như chất lượng liên kết nhằm giúp website của mình có được sự ổn định cần thiết trong thời gian này.

Xử lý ra sao nếu trang web của bạn bị rớt TOP?

Đây có lẽ là thắc mắc chung của tất cả mọi người, đặc biệt là của các bạn đang lo lắng vì trang web của mình bị rớt hạng khi Google Dance trong những ngày qua.

Đầu tiên cần kiểm tra trong 1 tuần gần đây bạn đã làm gì với trang web của mình? Check lại phần Onpage, Offpage mà bạn đã triển khai trong 1 tuần vừa qua xem có điểm nào bất hợp lý thì thay đổi về trạng thái ban đầu.

Ngay lúc này bạn cần kiểm tra Google Webmaster Tools xem Google có thông báo lỗi gì không? Và kiểm tra Google Analytics để xem các chỉ số như tỉ lệ bỏ trang, thời gian người dùng ở lại trên trang, page view… nếu thấy quá thấp bạn cần cải thiện các chỉ số này tốt hơn nữa.

Sau khi đã kiểm tra Webmaster Tools và Analytics bạn cần kiểm tra thêm mật độ từ khóa trên trang, hãy cố gắng tối ưu mật độ từ khóa của bạn trong khoảng 4% hoặc thấp hơn nếu có thể bởi đôi khi việc bạn tối ưu từ khóa quá đà sẽ khiến trang web của bạn bị rớt hạng.

Sau khi đã tối ưu mật độ từ khóa, bạn cần tiếp tục tối ưu liên kết nội bộ và bổ xung thêm các nội dung mới hữu ích cho người dùng. Kèm theo đó là chia sẻ các bài viết hay lên mạng xã hội để thu hút visit về trang web của bạn. Các tín hiệu từ mạng xã hội (like, share) kèm theo visit của người dùng sẽ giúp trang web của bạn có uy tín hơn.

Việc cuối cùng cần làm sau khi đã thực hiện tất cả những gợi ý trên đó là bạn hãy ngồi lại, chờ đợi và thưởng thức trải nghiệm sự thay đổi của vị trí thứ hạng trang web của bạn trên Google.

Tạm kết

Như các bạn đã thấy, bản chất của Google là cung cấp thông tin hữu ích nhất cho người dùng. Chính vì vậy việc sử dụng quá nhiều thủ thuật SEO và ít cung cấp thông tin chất lượng cho trang web của mình sẽ khiến website của bạn luôn gặp vấn đề mỗi khi Google cập nhật bất kỳ thuật toán nào.

Hãy là một SEOer – người quản trị trang web thông minh, hạn chế làm những việc mang tính chất lừa dối Google, dành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ làm sao để tạo ra những thông tin có ích cho khách hàng của mình. Điều này sẽ giúp trang web của bạn ghi điểm với Google và giúp website của bạn luôn ổn định trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.