“Content is King” có phải là sự thật?

Xu hướng content của những năm 2020s và quy trình xây dựng chiến lược nội dung giúp tăng trưởng bền vững

Theo thống kê của www.cmo.com, các nhãn hàng trên thế giới dành trung bình 36% ngân sách marketing cho content. Con số 36% ngân sách liệu có ngầm chứng minh thực sự content is king, content là vua, giống như lời đồn được truyền thông và khẳng định mạnh mẽ trong giới marketing và những người làm chủ doanh nghiệp.

VẬY THỰC SỰ CONTENT CÓ THẬT SỰ LÀ VUA NHƯ LỜI ĐỒN? VÀ CÔNG TY BẠN ĐANG LÀM CONTENT NHƯ NÀO VÀ CHI BAO NHIÊU TIỀN CHO HOẠT ĐỘNG NÀY?

Theo chuyên gia Đặng Thanh Vân, chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, tác giả 10 bước Cất cánh thương hiệu, chia sẻ tại sự kiện [MARTECH Talks 03]: Content – Traffic – Conversion, content ở hiện nay và tương lai sẽ không còn là vua như lời đồn.

Chuyên gia Đặng Thanh Vân tại sự kiện MarTech Talks 03, ngày 24/08/2019

Bà Đặng Thanh Vân chia sẻ: “Khách hàng đang quá tải và nhiễu loạn với Dữ liệu & nội dung do chính các Thương hiệu tạo ra và không gì khác, lý do thúc đẩy QUÁ TẢI DỮ LIỆU chính là sự bùng nổ của digital marketing & network platform”. Hàng ngày, các bạn Marketers hoặc các chủ doanh nghiệp đang phải viết content, đều không hề nhận ra một thực tế phũ phàng: trong con mắt của khách hàng, bài viết của bạn chả khác gì so với bài viết của các thương hiệu khác. Khách hàng sau một thời gian bị đọc cưỡng ép quảng cáo, bài viết của bạn, họ vẫn không trả lời được Hai câu hỏi tối quan trọng:

  • Vì sao tôi thực sự cần mua hàng của anh mà không phải của người khác?
  • Nếu tôi chọn sản phẩm này, liệu thương hiệu có dám cam kết sản phẩm này sẽ giúp tôi giải quyết được vấn đề của tôi không?

Chính vì mục tiêu “đạt doanh thu ngay”, nên hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ tập trung chạy theo ngắn hạn, nghĩ và học cách viết của những FBkers, Fanpage “có lượt share khủng”. Biểu hiện rõ nhất của một kết quả tồi trong việc triển khai câu chuyện nội dung, không phải ở chỗ chạy Ad không có doanh thu, mà là chạy xong, có doanh thu, nhưng sau đó tỷ lệ khách hàng quay lại là 1-2%, không có khách hàng nào chủ động giới thiệu cho bạn, họ cũng “quên” mất đã từng mua hàng hoá của bạn. Thương hiệu của bạn bị người dùng ném vào sọt rác một cách không thương tiếc.

Các chủ doanh nghiệp thì nhắm mắt giao tài sản lớn nhất của mình vào tay các “chuyên viên chạy ad” chỉ biết quan tâm đến “conversion rate” mà chẳng hề nghĩ đến câu chuyện đường dài. Chỉ còn lại rất ít (dưới 20%) thương hiệu có tỷ lệ mua hàng lặp lại hoặc tỷ lệ khách hàng trung thành trên 30% (mỗi khách mua hàng đều do người khác giới thiệu).

LÀM SAO ĐỂ CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG PHÁT HUY HIỆU QUẢ, GIÚP TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG?

Truyền thông về bản chất, chỉ là bước gần cuối cùng trong chặng đường xây dựng một chiến lược nội dung xuyên suốt; giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, lan toả nhận biết thương hiệu. Các kỹ thuật, công cụ, phương tiện, kênh truyền thông giúp bạn tuyên bố với thế giới, với khách hàng về sản phẩm của bạn một cách có chủ đích với hình ảnh thống nhất, rõ nét và nổi bật.

Việc trước đó bạn phải làm là xây dựng cho doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu của mình một chiến lược hình ảnh và nội dung phù hợp nhằm đảm bảo THỐNG NHẤT, RÕ NÉT, NỔI BẬT.

Nó được định hướng bởi 3 yếu tố chính: mục tiêu thương hiệu, định vị và chiến lược hình ảnh, nhân cách của thương hiệu. Là 3 bước quan trọng trong mô hình 6 bước xây dựng Thương hiệu DN SMEs do Thanhs xây dựng và được thực chứng bằng nhiều kết quả ấn tượng.

“CONTENT IS KING” CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT?

Công ty Thanhs đã tư vấn cho SaiGonSmile Spa (SSS) trong bối cảnh thị trường Spa chưa hỗn loạn như bây giờ, tuy nhiên người ta cũng đã điểm mặt gọi tên được những thương hiệu nổi bật và cao cấp như Lavender, Hồng Ngọc, Thu Cúc,… SSS tìm đến Thanhs với mục tiêu trở thành thương hiệu spa cao cấp uy tín nổi tiếng tại Việt Nam. Khi thực hiện nghiên cứu thị trường, Thanhs nhận thấy trên thị trường không một đơn vị nào tuyên bố họ là số 1 trong bất kì phân khúc hay dịch vụ nào cả. Chính vì vậy, SSS được tư vấn tập trung tuyên bố vào giảm béo và làm trắng da – 2 nhu cầu nổi bật nhất của khách hàng thời điểm đó và SSS cũng có những điểm mạnh về 2 dịch vụ này để tập trung gia cường năng lực lõi. Việc tập trung và dám tuyên bố một cách trực diện, dễ hiểu này giúp SSS nổi bật và có định hướng thiết kế mọi nguồn lực, định hướng truyền thông theo sát. Kết quả thật đáng kinh ngạc, từ chỗ chỉ là một thương hiệu được nhận biết; SSS đã vươn lên trở thành thương hiệu dẫn đầu, gây ảnh hưởng dẫn dắt trong ngành SPA Việt Nam với hơn 200.000 khách hàng.

“CONTENT IS KING” CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT?

14 năm, khi định vị đã được ghim vào đầu khách hàng 1 cách rõ nét, SSS tuyên bố giờ đây tập trung vì sứ mệnh làm đẹp của phụ nữ. Khách hàng không thể nghe mãi 1 thông điệp từ bạn ngày này qua tháng khác, họ đã hiểu rõ về bạn nên cần những điều mới mẻ để nuôi dưỡng tình yêu với bạn. Chính vì thế, chuyên gia Đặng Thanh Vân khuyên các doanh nghiệp nên thay đổi thông điệp truyền thông trực diện sau 03 năm sử dụng.

BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU LÕI – KIM CHỈ NAM DẪN ĐƯỜNG CHO MỌI HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu của thương hiệu, thông điệp truyền thông có thể thay đổi theo thời gian, tuy nhiên có 1 thứ là kim chỉ nam dẫn đường cho hầu hết các quyết định khác của doanh nghiệp được gọi là bản sắc lõi của thương hiệu. Chiến lược hình ảnh và nội dung của bạn cần được tóm gọn với những các câu hỏi thiết yếu của mô hình bản sắc lõi.

“CONTENT IS KING” CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT?

Bản sắc lõi của doanh nghiệp bạn hướng tới là gì?

Với Toyota là Kinh tế, Volvo là An toàn, Thế giới di động với Khách hàng là trung tâm. Định vị là chuỗi bán lẻ di động có thị phần số 1 Việt Nam, dịch vụ khách hàng khác biệt với chất lượng vượt trội, top 50 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam là những điều chúng ta nhận được không chỉ từ hoạt động truyền thông của thương hiệu mà còn ở chính những điểm chạm thực với khách hàng và nhận được sự thừa nhận từ phía khách hàng của Thế giới di động.

Chính vì thế, thương hiệu không phải là câu chuyện “lấp lánh”, truyền thông theo trường phái “đánh bóng”, viết content mượt mà, hấp dẫn, mà bạn phải thiết lập cho khách hàng một hành trình trải nghiệm phù hợp. Những thông điệp, hoạt động truyền thông khách hàng được tiếp nhận từ thương hiệu của bạn cũng là một trải nghiệm với sản phẩm, với thương hiệu, ngay cả khi khách chưa từng sử dụng, chưa từng biết tới thương hiệu của bạn trước đó. Trải nghiệm không có nghĩa chỉ là quá trình mua hàng mà là toàn bộ các giai đoạn khách hàng có thể biết đến thương hiệu, và đặc biệt lưu ý, toàn bộ những điều đó phải dựa trên sự thật. Nếu bạn biết rõ mình muốn gì, làm gì với các điểm chạm của khách hàng tại đó, chắc chắn bạn sẽ được nhiều hơn mất, thay vì chỉ tính tỉ lệ chuyển đổi với số lượng mua hàng trên số lượng data đổ về.

“CONTENT IS KING” CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT?

CONTENT IS NOT KING, THẾ ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG?

Bà Đặng Thanh Vân khẳng định, content sẽ không còn là vua, nhưng nó vẫn quan trọng. Chẳng phải không đâu mà các nhãn hàng lớn đổ tới 36% ngân sách marketing.

Bà cũng nhận định: “Tập trung vào Phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin Cho các nhu cầu cá biệt của người dùng mới là Xu hướng của 2020s”

Giảm thiểu hỗn loạn, mang đến sự đơn giản cho người dùng và điều đó chỉ có thể làm được bởi công nghệ, bởi Martech. Nếu chưa áp dụng bất kì công nghệ nào, chưa biết rõ về martech, bạn nên chuyên tâm tìm hiểu, nếu không 5 năm nữa, bạn sẽ biến mất trên thị trường là lời khuyên chân thành của bà dành cho các chủ doanh nghiệp khi nhận định về xu hướng tương lai.

“BẠN SẼ TRUNG THÀNH VỚI SUNHOUSE, OWEN KHI HỌ GIÚP BẠN PHÂN TÍCH ĐÂU LÀ CHIẾC ÁO SƠ MI VÀ THIẾT BỊ BẾP HOÀN HẢO NHẤT DÀNH CHO BẠN?”

Câu hỏi vô cùng thú vị của chuyên gia dành cho các khán giả trước khi kết thúc bài trình bày của mình.

Bạn “say yes”, nếu vậy bạn đã biết vì sao ngân sách marketing cho content lại lớn như vậy, content dùng để hướng đích, nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu nổi bật, sinh động, rõ ràng, khác biệt, cầm được, nắm được, yêu được giống như một con người; để khách hàng dễ dàng chọn bạn khi bạn biệt hóa được nhu cầu dành cho họ.

Nguồn: Hoa Lê – Thanhs Brand