Xu hướng chuyển lên đám mây phổ biến và dễ dàng vào năm 2019

Gartner gần đây đã dự đoán rằng vào năm 2025, “80% doanh nghiệp sẽ di chuyển hoàn toàn khỏi các on-premises data center với xu hướng hiện nay là chuyển công việc sang colocation, hosting và cloud khiến họ đóng cửa các data center truyền thống.” Điều này tạo ra một quy trình quyết định vị trí khối lượng công việc mà doanh nghiệp phải giải quyết trong năm 2019.

Chẳng hạn, năm 2018, một ngân hàng hàng đầu ở Phố Wall đã chi nghìn tỷ đô la để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT cũ nhằm tận dụng kiến trúc đám mây.

Cơ sở hạ tầng phức tạp của họ bao gồm hơn 3.000 ứng dụng chạy trên nhiều hệ thống khác nhau và mỗi hệ thống có các yêu cầu quản lý và vòng đời duy nhất. Dữ liệu không có cấu trúc và file-based khiến cho nó không thể định giá được và quá tốn kém để lưu trữ và quản lý trên các file cũ. Do đó, ngân hàng bắt đầu việc hợp lý hóa và triển khai cơ sở hạ tầng đám mây để tăng tính khả dụng và kiểm soát chi phí để cải thiện quản lý và tích hợp công nghệ dựa trên đám mây.

Với bản chất kinh doanh của mình, họ cần sử dụng private cloud nhưng cũng muốn có tùy chọn để tận dụng public cloud trong tương lai. Vì vậy, họ đã triển khai một cơ sở hạ tầng lưu trữ đám mây có khả năng mở rộng và khả năng phục hồi cao.

Ngân hàng đã chọn flash storage cho VMware-backing volumes, object storage để lưu trữ tệp và shared-storage volumes cho phần lớn dữ liệu của họ. Họ đã thay thế cơ sở hạ tầng NetApp đã cũ bằng nền tảng NAS để tích hợp SMB và NFS volumes mà không cần viết lại hoặc tái cấu trúc ứng dụng .

Bằng cách loại bỏ lớp lưu trữ thứ cấp hoặc lớp phần cứng file truyền thống, họ hợp nhất 10 petabyte dữ liệu thành một nền tảng object storage với lớp bảo vệ trên nhiều trung tâm dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu quy định. Nền tảng NAS đảm bảo tất cả “hot” data và active data có thể được cache vào flash storage pool, trong khi cold data vẫn nằm trong object. Tất cả dữ liệu hiện có sẵn ngay lập tức được chuyển tới các khu vực lưu trữ trên toàn cầu, nhất quán và được bảo vệ tại mỗi vị trí.

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào họ thực hiện việc di chuyển này mà không cần viết lại hoặc làm gián đoạn hiệu suất. Đây là cách bạn cũng có thể di chuyển các ứng dụng doanh nghiệp của mình sang đám mây mà không bị gián đoạn.

Di chuyển khối lượng công việc lên đám mây: Tái cấu trúc hoặc di chuyển (Lift-And-Shift)

Không có gì ngạc nhiên khi các chiến lược dựa trên đám mây là con đường của tương lai. Nhưng hầu hết các CIO và các nhà lãnh đạo CNTT đều không tham gia vì một lý do lớn. Trung bình doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí từ 3-5 triệu đô la để viết lại mọi ứng dụng cho đám mây vì hầu hết doanh nghiệp sẽ không có chuyên môn hoặc tài nguyên để tái cấu trúc hoặc di chuyển các ứng dụng sang cloud-native APIs.

Lưu trữ là một trong những vấn đề phức tạp nhất khi di chuyển lên đám mây. Theo IDC (paywall), 79% ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp sử dụng hệ thống file-based storage. Và với file-based data đang tăng với tốc độ khoảng 40% mỗi năm, ngay cả trong môi trường đám mây, việc đưa mọi thứ vào flash không phải chỉ dựa vào kinh tế. Một cách tiếp cận mới giúp di chuyển dữ liệu giữa flash và object một cách thông minh trong khi vẫn giao tiếp với các giao thức SMB và NFS truyền thống, giúp đơn giản hóa rất nhiều việc di chuyển trên đám mây.

Có thể chỉ mất vài phút để di chuyển một ứng dụng trên đám mây, nhưng việc di chuyển dữ liệu có thể mất đến vài tuần. Sau khi chuyển dữ liệu lên đám mây, một số người thấy rằng nội dung on-premises có thể đã thay đổi trong thời gian đó. Điều này có nghĩa là phải tái đồng bộ tập dữ liệu, đồng nghĩa với việc tăng chi phí.

Vì vậy, trước khi quyết định tham gia vào quá trình dịch chuyển này, hãy phân tích và xác định ứng dụng nào cần được cấu trúc lại và ứng dụng nào sẽ được di chuyển. Hai tùy chọn di chuyển lên đám mây: tái cấu trúc hoặc di chuyển, mỗi cách đều có những đặc điểm riêng. Tái cấu trúc có thể có các lợi ích về mở rộng quy mô và độ co giãn cũng như khả năng sử dụng microservice, nhưng sẽ tốn kém một khoản chi phí khi thực hiện. Do đó, chỉ cấu trúc lại các ứng dụng phù hợp khi cần thiết.

Đối với tất cả các ứng dụng khác, di chuyển giúp bạn thực hiện dễ dàng mà không cần phải viết lại, không cần phải thay đổi quy trình làm việc, không làm giảm hiệu suất, mà lại khá nhanh chóng để thực hiện. Điều này cũng có thể được thực hiện trong bối cảnh private, hybrid hoặc pure public.

Khi đã hoàn thành lựa chọn, hãy xác định ứng dụng nào là quan trọng và ngay lập tức cần dịch chuyển lên đám mây, bằng cách xách định dựa trên mục đích của ứng dụng và nội dung được viết trong đó.

Thực hiện một phương pháp tiếp cận đa kênh

Hãy nhớ rằng, việc di chuyển lên đám mây không phải là một quá trình tiêu tốn quá nhiều chi phí hoặc sẽ gây gián đoạn cho các ứng dụng cũ. Bây giờ là doanh nghiệp dịch chuyển lên đám mây bằng cách kiểm kê các ứng dụng, tái cấu trúc những ứng dụng có ý nghĩa và di chuyển phần còn lại.

Bằng cách tận dụng phương pháp này, bạn có thể tiết kiệm cho tổ chức của mình từ 3-5 triệu đô la cho mỗi ứng dụng cũ bằng cách loại bỏ nhu cầu phải viết lại mọi ứng dụng cho đám mây. Đến năm 2025, khi hầu hết các tổ chức sẽ di chuyển hoàn toàn ra khỏi các on-premises data centers. Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng dịch chuyển chưa?